Nhiều khách hàng còn chưa nắm được rõ thông tin về ngày ký số hóa đơn điện tử và những vấn đề có liên quan tới hóa đơn điện tử. Hãy đọc bài viết sau đây của VNPT để tìm được câu trả lời và giải đáp những thắc mắc xoay quanh vấn đề này.
1. Công văn hướng dẫn Cục Thuế Hà Nội về việc ngày lập và ngày ký số hóa đơn điện tử
Để giúp khách hàng hiểu rõ nhất về ngày ký số hóa đơn điện tử, cục Thuế Hà Nội đã có công văn số 58325/CT-TTHT để quy định về vấn đề này như sau: Hóa đơn điện tử được lập phải đảm bảo đầy đủ các thông tin khi tiến hành giao dịch, bán hàng hóa trên định dạng hóa đơn đã xác định. Với nhiều hình thức thiết lập như:
- Người bán hàng hóa thực hiện lập hóa đơn tại phần mềm của người bán.
- Truy cập vào hệ thống hóa đơn của tổ chức trung gian để tiến hành lập hóa đơn điện tử.
Thiết lập hóa đơn điện tử và ký số hóa đơn điện tử.
Khi thiết lập hóa đơn điện tử, cần phải có ngày, tháng, năm lập hóa đơn (chính là ngày người mua sở hữu hoặc có quyền sử dụng hàng hóa, không phụ thuộc vào việc người mua đã thanh toán hay chưa). Ngày ký số hóa đơn điện tử được xác định dựa trên ngày lập hóa đơn điện tử. Từ đó các đơn vị tiến hành kê khai, nộp thuế theo quy định.
2. Hóa đơn điện tử không có ngày ký có hợp lệ không?
Việc thiết lập hóa đơn điện tử ngày tại thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hay quyền sử dụng từ người bán sang người mua là cần thiết và đúng quy trình.
Tuy nhiên, hiện nay trong quá trình lập, sử dụng hóa đơn điện tử, phát sinh ra trường hợp hóa đơn điện tử không có ngày ký. Những trường hợp này, hóa đơn điện tử được coi là không hợp lệ. Vì theo đúng quy định, ngày lập và ngày ký hóa đơn điện tử phải giống nhau thì hóa đơn mới có tính pháp lý, hợp lệ.
3. Ngày ký hóa đơn điện tử khác ngày lập khác nhau có sao không?
Khi tiến hành sử dụng hóa đơn điện tử, nhiều doanh nghiệp thắc mắc chung một vấn đề: Ngày ký hóa đơn điện tử khác với ngày lập hóa đơn điện tử thì có sao không? Hóa đơn điện tử lúc này có còn hợp lệ không?
Theo quy định, ngày lập hóa đơn điện tử phải trùng với ngày ký số hóa đơn điện tử. Nếu hai ngày này khác nhau thì hóa đơn được coi là không hợp lệ và không đủ điều kiện khi kê khai thuế. Tuy nhiên trong thực tế, ngày ký và lập hóa đơn điện tử không giống nhau là vấn đề thường gặp.
Ngày lập hóa đơn điện tử, ngày ký hóa đơn điện tử.
Vậy nên, nếu ngày ký hóa đơn điện tử sau ngày lập hóa đơn điện tử thì công ty, doanh nghiệp phải dựa trên ngày lập để từ đó xác định được trách nhiệm, nghĩa vụ khi kê khai, nộp thuế theo quy định.
4. Kê khai hóa đơn điện tử theo ngày lập hóa đơn hay ngày ký hóa đơn?
Như đã nói ở trên, ngày lập và ký số hóa đơn điện tử thường là khác nhau. Vậy khi tiến hành kê khai hóa đơn điện tử, phải kê khai theo ngày lập hóa đơn hay ngày ký hóa đơn?
Theo nội dung công văn hướng dẫn của cục Thuế Hà Nội tại mục 1, khi kê khai và nộp thuế, hạch toán theo quy định, các công ty, doanh nghiệp hay người bán hàng phải dựa trên ngày lập hóa đơn điện tử.
5. Cách xuất lùi ngày hóa đơn điện tử
Hóa đơn điện tử đem lại nhiều tiện ích cho doanh nghiệp.
Khi tiến hành lập hóa đơn điện tử, trên hóa đơn đã có sẵn về thời gian, thời điểm lập hóa đơn, vậy có cách nào xuất lùi ngày hóa đơn điện tử không?
Câu trả lời cho vấn đề này là không, việc xuất lùi ngày hóa đơn điện tử là một hành vi phạm pháp và có thể bị phạt tiền, xử lý theo quy định của pháp luật.
Việc làm này ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình kê khai, nộp thuế và sự quản lý của cục thuế đối với các loại hóa đơn điện tử. Chính vì vậy, các khách hàng đang sử dụng hóa đơn điện tử cần lưu ý không có cách nào để xuất lùi hóa đơn điện tử. Hóa đơn điện tử đang trở nên hữu ích và thuận tiện cho nhiều công ty, doanh nghiệp buôn bán.
Tuy nhiên trong quá trình sử dụng loại hóa đơn này, cần nắm rõ về ngày lập, ngày ký số hóa đơn điện tử để đảm bảo tính hợp lệ cũng như giá trị của hóa đơn. Mọi thắc mắc xin liên hệ tổng đài 18001260 để được giải đáp và hỗ trợ.