12:22 23/09/2022

Một số hợp đồng điện tử trong thực tế và các lưu ý khi áp dụng


Hợp đồng điện tử ngày càng được các doanh nghiệp sử dụng nhiều để rút ngắn thời gian, tối ưu chi phí giao dịch. Một số hợp đồng điện tử có thể kể đến như: hợp đồng thương mại điện tử, hợp đồng dân sự điện tử, hợp đồng lao động điện tử, đưa bản mềm hợp đồng giấy lên website, hợp đồng được hình thành bằng giao dịch tự động, hợp đồng được hình thành qua email,...

Bài viết sẽ đưa ra 1 số ví dụ thực tế về từng loại hợp đồng điện tử giúp người đọc hình dung được về loại hình giao kết mới này.

Phân loại hợp đồng

Tên hợp đồng

Theo mục đích

 Hợp đồng thương mại điện tử

 Hợp đồng dân sự điện tử

 Hợp đồng lao động điện tử

Theo hình thức thực hiện

 Hình thức đưa bản mềm hợp đồng giấy lên website

 Hợp đồng được hình thành bằng giao dịch tự động

 Hợp đồng được hình thành qua email

1. Ví dụ hợp đồng thương mại điện tử

Hợp đồng thương mại điện tử còn được gọi là hợp đồng kinh tế. Đây là loại hợp đồng diễn ra giữa thương nhân và chủ thể có tư cách pháp lý để xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ trong hoạt động thương mại dưới dạng hình thức dữ liệu. 

Hợp đồng thương mại điện tử là một trong số các hợp đồng điện tử được sử dụng phổ biến hiện nay, gắn liền với nhu cầu sử dụng, thanh toán linh hoạt, nhanh chóng của người dùng.

   - Mục đích: Lợi nhuận

   - Đối tượng tham gia: Thương nhân (tổ chức kinh tế hoặc cá nhân kinh doanh), chủ thể có tư cách pháp lý

   - Một số loại khái niệm thường được sử dụng: Hợp đồng mua bán hàng hóa, hợp đồng cung ứng dịch vụ

   - Trường hợp áp dụng: Mua bán hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ trong thương mại

Ví dụ:

   - Hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại: Khách hàng mua hàng trên các website/ứng dụng thương mại điện tử như Thế giới di động, CellphoneS, FPT, Tiki, Lazada… Người bán và người mua trên các website thương mại điện tử cần ký hợp đồng mua bán hàng hóa.

   - Hợp đồng cung ứng dịch vụ: Khi mua tour du lịch hoặc đặt vé máy bay, khách hàng cần ký hợp đồng với đơn vị cung ứng dịch vụ.

Mẫu hợp đồng thương mại điện tử

Ví dụ mẫu hợp đồng thương mại điện tử

2. Ví dụ về hợp đồng dân sự điện tử

Hợp đồng dân sự điện tử là loại hợp đồng dạng dữ liệu có sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hay chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự theo quy định của pháp luật.

   - Mục đích: Lợi ích pháp lý của các bên liên quan

   - Đối tượng tham gia: Cá nhân hoặc pháp nhân

   - Một số loại khái niệm thường được sử dụng: Hợp đồng mua bán tài sản, hợp đồng tặng/cho tài sản, hợp đồng thuê tài sản, hợp đồng vay tài sản

   - Trường hợp áp dụng: Các vấn đề dân sự, trừ một số giao dịch như giấy khai sinh, đăng ký kết hôn, ly hôn, hồi phiếu, khai tử, thừa kế, quyền sở hữu nhà ở và bất động sản khác, quyền sử dụng đất

Ví dụ hợp đồng điện tử dân sự: Người A thuê nhà của người B hay vay của người B 1 tỷ đồng. Trong những trường hợp này, bên A và bên B có thể ký hợp đồng dân sự điện tử.

Mẫu hợp đồng thuê nhà điện tử

Mẫu hợp đồng thuê nhà điện tử

3. Ví dụ về hợp đồng lao động điện tử

Hợp đồng lao động điện tử là loại hợp đồng thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm, trách nhiệm, nghĩa vụ, tiền lương, điều kiện lao động, chế độ… Các thỏa thuận trong hợp đồng sẽ được lưu dưới dạng dữ liệu điện tử và hai bên không cần gặp mặt trực tiếp.

   - Mục đích: Hoàn thành quá trình lao động.

   - Đối tượng tham gia: Người lao động và người sử dụng lao động (cá nhân, công ty, tổ chức).

   - Một số loại khái niệm thường được sử dụng: Hợp đồng lao động không thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn, hợp đồng lao động mùa vụ.

   - Trường hợp áp dụng: Lao động theo thời vụ hoặc lâu dài.

Ví dụ

   - Hợp đồng không xác định thời hạn: Người A ký với công ty B hợp đồng lao động dạng điện tử không có thỏa thuận thời gian kết thúc. Vì thế, bên A và bên B có thể chấm dứt hợp đồng lao động bất cứ lúc nào khi có sự kiện ảnh hưởng đến.

   - Hợp đồng lao định xác định thời hạn: Người A ký với công ty B hợp đồng lao động điện tử thời hạn là 2 năm. Sau khoảng thời gian này, bên A và B có thể chấm dứt hợp đồng lao động. Trường hợp muốn tiếp tục làm việc, bên A và B cần ký kết tiếp hợp đồng lao động mới.

Xem thêm: Giải đáp chi tiết về tính pháp lý của hợp đồng điện tử

Mẫu hợp đồng lao động điện tử

Mẫu hợp đồng lao động điện tử

4. Ví dụ hình thức đưa bản mềm hợp đồng giấy lên website

Đây là loại hợp đồng được soạn trên giấy rồi chỉnh sửa, tải lên website để các bên tham gia ký kết online và xem hợp đồng điện tử ngay tại website. Loại hợp đồng này thường có định dạng PDF với 2 nút xác nhận “Đồng ý” hoặc “Từ chối” các điều khoản có trong hợp đồng.

   - Mục đích: Tùy lĩnh vực

   - Đối tượng tham gia: Các bên liên quan

   - Trường hợp áp dụng: Khi có các hợp đồng soạn thảo sẵn trên giấy nhưng không thể ký kết trực tiếp.

Ví dụ: Hợp đồng điện tử cho thuê đất, hợp đồng điện tử cho vay tiền giữa cá nhân và tổ chức tài chính…

Hình ảnh minh họa bản mềm hợp đồng giấy lên website

Hình ảnh minh họa bản mềm hợp đồng giấy lên website

Xem thêm:  3 quy định cần biết khi sử dụng chữ ký số trên hoá đơn điện tử

5. Ví dụ hợp đồng được hình thành bằng giao dịch tự động

Trong loại hợp đồng này, các nội dung không được soạn sẵn mà được máy tính tổng hợp tự động và xử lý dựa trên thông tin khách hàng nhập vào khi giao dịch. Sau đó, hệ thống sẽ hiển thị thông tin, các điều khoản hợp đồng đã hoàn tất để các bên ký kết. Cuối cùng, hai bên nhận được thông báo và xác nhận hợp đồng qua email hoặc số điện thoại, fax…

   - Mục đích: Tùy lĩnh vực

   - Đối tượng tham gia: Bên bán, bên mua

   - Trường hợp áp dụng: Khi mua bán online

Ví dụ: Khi mua bán trên các website/ứng dụng thương mại điện tử bán lẻ như Thegioididong.com, Chodientu.vn, Tiki,… người mua đặt hàng và nhập các thông tin giao hàng. Sau khi hoàn tất quá trình đặt hàng, hệ thống sẽ thông báo cho người bán và gửi hợp đồng/hóa đơn điện tử xác nhận cho người mua.

Hóa đơn điện tử là một dạng của hợp đồng được hình thành bằng giao dịch tự động

Hóa đơn điện tử là một dạng của hợp đồng được hình thành bằng giao dịch tự động

6. Ví dụ ký kết hợp đồng được hình thành qua email

Hợp đồng điện tử được hình thành qua email có quy trình giao dịch, soạn thảo, đàm phán, ký kết tương tự như hợp đồng truyền thống. Điểm khác biệt nằm ở phương tiện giao kết là email.

   - Mục đích: Tùy lĩnh vực

   - Đối tượng tham gia: Các bên liên quan

   - Trường hợp áp dụng: Khi cần giao dịch nhanh, tiện lợi mà các bên không thể gặp mặt trực tiếp để ký kết hợp đồng, ngoại trừ hợp đồng hợp tác kinh doanh.

Ví dụ: Hợp đồng mua bán trang thiết bị của hai công ty, hợp đồng mua xe ô tô cũ giữa hai cá nhân. Khách hàng có thể xem hợp đồng điện tử thông qua email

Hình ảnh hợp đồng điện tử hình thành qua email

Hình ảnh hợp đồng điện tử hình thành qua email

Điểm chung của các loại hợp đồng điện tử nêu trên là đều tồn tại dưới dạng dữ liệu. Vì thế, vấn đề mà nhiều người tham gia ký kết quan tâm chính là sự bảo mật và an toàn. Với phần mềm hợp đồng điện tử VNPT eContract, bạn có thể hoàn toàn an tâm điều này. Bởi đây là phần mềm giúp cá nhân, doanh nghiệp lưu trữ hợp đồng an toàn, in cậy và minh bạch.

Hơn nữa, quy trình ký kết trên hợp đồng rất nhanh với mức giá rẻ giúp người dùng tiết kiệm thời gian, chi phí. Việc lưu trữ, tìm kiếm, tra cứu thông tin hồ sơ hợp đồng dịch vụ dễ dàng, thuận tiện.

Trên đây là thông tin cơ bản và ví dụ cụ thể về một số hợp đồng điện tử phổ biến. Chúng tôi hy vọng những thông tin này sẽ giúp bạn hiểu hơn và lựa chọn, sử dụng được loại hợp đồng phù hợp. 

Nếu cần tư vấn thêm về hợp đồng điện tử VNPT eContract  dịch vụ chữ ký số từ xa VNPT SmartCA, bạn vui lòng liên hệ hotline 1800 1260.

Nguồn: vnpt.com.vn


Từ khóa: khuyến mại vinaphone Khuyến mại 20% Thuê bao trả trước Thuê bao trả sau Khuyến mại