11:26 15/03/2023

Những câu hỏi thường gặp về việc cập nhật thông tin thuê bao


Hiện nay nhiều chủ thuê bao nhận được tin nhắn với nội dung thông tin thuê bao chưa chính xác, nếu không cập nhật sẽ bị khóa 1 chiều. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp 10 câu hỏi thường gặp về việc cập nhật thông tin thuê bao.

1. Làm sao để biết thông tin thuê bao của tôi đã chuẩn hoá chưa?

Từ máy điện thoại: soạn tin TTTB gửi 1414 (miễn phí)

Truy cập ứng dụng MyVNPT (link app) vào mục "Thông tin thuê bao"

 2. Vì sao tôi phải cập nhật TTTB, trước giờ vẫn dùng có sao đâu?

Tuân thủ qui định của cơ quan Quản lý Nhà nước.

Bảo vệ quyền lợi của khách hàng là thuê bao VinaPhone, nhà mạng khuyến nghị khách hàng nên tự đăng ký chính chủ, không để người khác đứng tên hay đứng tên cho người khác để tránh mọi rủi ro về tài chính, ngân hàng, pháp lý, giả mạo giấy tờ,… 

3. Tôi có thể cập nhật TTTB VinaPhone bằng cách nào?

Cách 1: Kiểm tra, so khớp thông tin thuê bao thông qua ứng dụng My VNPT

- Tải app My VNPT trên Appstore (cho hệ điều hành iOS) hoặc CH Play (cho các thiết bị chạy Android).

- Sau khi khởi động ứng dụng, lựa chọn Đăng nhập (hoặc đăng ký nếu đây là lần đầu tiên sử dụng) bằng số điện thoại VinaPhone cần kiểm tra.

- Tại giao diện chính chọn mục “Thông tin thuê bao”

- Đối với các khách hàng thuộc đối tượng phải chuẩn hóa/so khớp thông tin thuê bao thì sẽ có tùy chọn "Cập nhật thông tin”, khách hàng bấm vào và làm theo hướng dẫn.

Cách 2: Kiểm tra thông tin trên web http://my.vnpt.com.vn

-   Khách hàng cần truy cập vào website my.vnpt.com.vn, thực hiện đăng nhập theo số điện thoại VinaPhone cần tra cứu. VinaPhone sẽ gửi mã OTP về số thuê bao đã đăng ký của khách hàng.

-  Sau khi đăng nhập, khách hàng chọn mục “Thông tin thuê bao” hoặc chọn Menu/Quản lý tài khoản gói cước >Thông tin cá nhân.

-   Đối với các khách hàng thuộc đối tượng phải chuẩn hóa/so khớp thông tin thuê bao thì sẽ có tùy chọn "Cập nhật thông tin”, khách hàng bấm vào và làm theo hướng dẫn.

Cách 3: Khách hàng đến các điểm giao dịch gần nhất của VinaPhone trên toàn quốc để được nhân viên VinaPhone hỗ trợ. Lưu ý cần mang theo CMTND/CCCD khi đến các điểm giao dịch.

Tổng đài chăm sóc khách hàng 18001091 của VinaPhone hoạt động 24/7 sẽ hỗ trợ, giải đáp khách hàng mọi thông tin cần thiết trong quá trình chuẩn hóa lại thông tin thuê bao.

4. Trường hợp nào cần cập nhật TTTB?

Khách hàng có thông tin cá nhân đã đăng ký với VinaPhone nhưng CHƯA TRÙNG KHỚP với thông tin cá nhân lưu trữ tại CSDL dân cư quốc gia.

Khách hàng NHẬN ĐƯỢC TIN NHẮN/CUỘC GỌI thông báo từ VinaPhone về việc cần chuẩn hóa/so khớp lại thông tin thuê bao.

5. Thời hạn tôi phải hoàn thành cập nhật TTTB?

Nghị định 49/2017/ND-CP được ban hành từ tháng 4/2017, VNPT Vinaphone Hà Nội cũng đã gửi thông báo tới khách hàng qua SMS và các kênh truyền thông Fanpage, website. Để đảm bảo quyền lợi của mình, khách hàng nên kiểm tra và cập nhật lại thông tin chính xác trong thời gian sớm nhất.

6. Nếu sau thời hạn này tôi chưa cập nhật TTTB thì sẽ làm sao?

Sau thời hạn quy định hoàn thành cập nhật TTTB, nếu Quý khách chưa thực hiện thì thuê bao sẽ bị khoá.

7. Thế nào là TTTB chưa đúng/chưa chuẩn hoá?

Là khi kháchhàng có thông tin khai báo đối với số điện thoại chưa đúng với cơ sở dữ liệu Quốc gia về Dân cư

8. Trước tôi đăng ký bằng CMND nay có CCCD có phải cập nhât lại không?

Cũng giống như Ngân hàng khi thay đổi thông tin nên cập Nhật lại, vì khi thay đổi giấy tờ  sẽ:

- Thay đổi số GT, vì dụ từ 9 số thành 12 số

- Thay đổi ngày cấp và hạn sử dụng giấy tờ

Do vậy để đảm bảo quyền lợi KH nên cập nhật lại giấy tờ mới.

9. Cơ sở dữ liệu Quốc gia về Dân cư là gì?

Căn cứ theo khoản 4, khoản 5 Điều 3 Luật Căn cước công dân 2014 quy định như sau:

"Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

[...] 4. Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư là tập hợp thông tin cơ bản của tất cả công dân Việt Nam được chuẩn hóa, số hóa, lưu trữ, quản lý bằng cơ sở hạ tầng thông tin để phục vụ quản lý nhà nước và giao dịch của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

5. Cơ sở dữ liệu căn cước công dân là cơ sở dữ liệu chuyên ngành, tập hợp thông tin về căn cước công dân Việt Nam, được số hóa, lưu trữ, quản lý bằng cơ sở hạ tầng thông tin và là bộ phận của Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. [...]"

 10. Tôi có thể tra cứ cơ sở dữ liệu Quốc gia về Dân cư ở đâu?

Để có thể tra cứu dữ liệu và thông tin cá nhân của mình trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì các bạn cần phải có tài khoản do dịch vụ công cấp, nếu bạn đã có rồi thì các bạn tiến hành đăng nhập, nếu chưa có tài khoản thì các bạn cần phải đăng ký cho mình một tài khoản, dưới đây chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách đăng ký tài khoản trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Bước 1: Truy cập website https://dichvucong.dancuquocgia.gov.vn

Đầu tiên, các bạn hãy truy cập vào website https://dichvucong.dancuquocgia.gov.vn để bắt đầu, các bạn có thể đăng ký tài khoản trên điện thoại hoặc máy tính đều được, dưới đây chúng tôi hướng dẫn các bạn cách đăng ký tài khoản trên máy tính.

Bước 2: Chọn “Đăng nhập” –> Chọn “Tài khoản cổng DVC quốc gia”

Sau khi vào website của Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì các bạn chọn vào mục “Đăng nhập” ở góc phải trên cùng màn hình của bạn, xem hình bên dưới.

Tùy thuộc vào từng trường hợp bạn có kinh doanh phòng trọ, khách sạn hay không thì các bạn chọn tài khoản tương ứng, nếu các bạn không kinh doanh cho thuê phòng trọ, khách sạn thì các bạn chọn vào mục “Tài khoản cổng DVC quốc gia” để đăng ký tài khoản.

Bước 3: Chọn “Tài khoản được cấp bởi cổng DVC quốc gia”

Tiếp theo, các bạn cũng sẽ có 2 lựa chọn, đó là “Tài khoản được cấp bởi cổng DVC quốc gia” và “Tài khoản cấp bởi bưu điện Việt Nam” (không áp dụng cho cán bộ, công chức, viên chức nhà nước).

Bước 4: Chọn “Đăng ký” –> Chọn phương thức đăng ký là “Công dân”

Tiếp theo, các bạn kéo xuống dưới cùng ở mục “Chưa có tài khoản? Đăng ký” và bấm vào chữ “Đăng ký”, xem hình bên dưới.

Tiếp theo, các bạn các bạn chọn phương thức đăng ký với tư cách là “Công dân”, xem hình bên dưới.

Bước 5: Điền thông tin cá nhân của bạn –> Bấm “Đăng ký”

Tiếp theo, các bạn điền các thông tin đăng ký theo yêu cầu, xem hình bên dưới.

Mục Tên đăng nhập: Các bạn điền số CMND / CCCD của mình vào

Mục Họ tên: Ghi chính xác họ tên trên CMND / CCCD của bạn, ghi in hoa

Mục Ngày sinh: Chọn ngày – tháng – năm sinh của bạn theo gợi ý có sẵn

Mục số điện thoại: Điền số điện thoại di động của bạn vào để nhận mã OTP xác nhận

Mục Email: Mục này không bắt buộc, các bạn có thể điền email của bạn, hoặc để trống cũng được

Mục mã xác nhận: Các bạn ghi chính xác mã xác nhận theo hình ở bên (có phân biệt ký tự hoa với ký tự thường)

Sau khi điền đầy đủ thông tin thì các bạn bấm vào mục “Đăng ký” để tiếp tục.

Bước 6: Điền mã OTP xác nhận –> Điền mật khẩu –> Bấm “Đăng ký”

Sau khi bạn bấm đăng ký thì một mã OTP sẽ được gửi về số điện thoại của bạn (số điện thoại lúc nãy bạn đăng ký), các bạn nhập mã OTP vào (mã OTP gồm 6 con số), sau đó bấm “Xác nhận”, xem hình bên dưới.

Tiếp theo, các bạn cần đặt mật khẩu cho tài khoản của mình, mật khẩu phải trên 8 ký tự, bao gồm chữ thường, chữ in hoa, số và ký tự đặc biệt, sau đó nhập lại mật khẩu một lần nữa ở mục “Xác nhận mật khẩu” và bấm “Đăng ký” để hoàn tất.

Theo nghị định 49/2017/ND-CP thông tin thuê bao cần phải đảm bảo chính xác, đầy đủ ảnh chân dung của người sử dụng.

Nguồn: vnpt.com.vn


Từ khóa: khuyến mại vinaphone Khuyến mại 20% Thuê bao trả trước Thuê bao trả sau Khuyến mại